Home / Tư vấn nhà đẹp / Móng cốc/Móng đơn là gì? Cấu tạo và thi công móng cốc

Móng cốc/Móng đơn là gì? Cấu tạo và thi công móng cốc

Móng cốc hay Móng đơn được ứng dụng rất phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào ta cũng có thể áp dụng móng cốc. Bởi ngoài những ưu điểm thì móng cốc vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhỏ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về loại móng này nhé!

Hình ảnh mô phỏng móng cốc/ Móng đơn
Hình ảnh mô phỏng móng cốc/ Móng đơn

Khái niệm móng cốc là gì?

Móng cốc còn có tên gọi khác là móng đơn hay móng trụ, được áp dụng phổ biến trong các công trình nhà ở dân dụng không yêu cầu quá lớn về mặt tải trọng. Phù hợp với những công trình nhà ở có độ cao từ 3 tầng trở xuống.

Có nhiệm vụ truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống nền đất dưới đáy móng. Móng đơn có dạng hình cột vuông, chữ nhật, tròn. Phần chân cột là lớp bê tông dày hoặc gạch xếp chồng nhau.

Ưu điểm của móng cốc là giúp tiết kiệm chi phí do cấu tạo đơn giản và khá nông. Tuy nhiên, khi gặp trường hợp phải chịu tải trọng lớn cần mở rộng đáy móng thì ta phải đồng thời tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Do đó mà móng cốc chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt và có tải trọng ngoài không lớn lắm.

Cấu tạo móng cốc

Hình ảnh thực tế cấu tạo móng cốc/móng đơn
Hình ảnh thực tế cấu tạo móng cốc/móng đơn

– Giằng móng (đà kiềng): Là phần có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng công trình.

– Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt, thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.

– Móng (bản móng): Thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải

– Lớp bê tông lót: Có độ dày phổ biến là 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.

Phân loại móng cốc

Có 3 cách để phan loại móng cốc như sau:

Theo đặc điểm của tải trọng

– Móng chịu tải trọng đúng tâm

– Móng chịu tải trọng lệch tâm

– Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói,…)

– Móng thường chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước, …)

– Móng chủ yếu chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

Phân theo độ cứng của tải trọng

– Móng tuyệt đối cứng (mức độ biến dạng rất nhỏ)

– Móng mềm (khả năng biến dạng lớn)

– Móng cứng hữu hạn

Dựa theo cách chế tạo

– Móng toàn khối (móng đổ tại chỗ)

– Móng lắp ghép (nhiều khối chế tạo sẵn ghép lại với nhau khi thi công)

Quy trình thi công móng cốc

  • Giai đoạn 1. Chuẩn bị

Nhân công, nguyên vật liệu tương ứng với lượng sử dụng, phần mặt bằng chuẩn bị đổ móng cũng cần được giải phóng để kịp với tiến độ công trình.

  • Giai đoạn 2. Đóng cọc

Mật độ cọc xác định dựa trên thiết kế của mỗi công trình. Việc đóng cọc phải đảm bảo hạn chế được sự sụt lún cho phần móng. Tre và bê tông là những loại cọc thường được sử dụng để gia cố nên móng.

  • Giai đoạn 3. Đào hố

Phần đất xung quanh các cọc được đào đúng theo kích thước của móng để tiến hành đổ bê tông. Cần đảm bảo các số liệu về độ nông sâu, độ rộng; Phải chắc chắn rằng móng đủ khả năng chịu trọng tải cần thiết.

  • Giai đoạn 4. San phẳng mặt hố

Sau khi có được độ nông sâu đồng đều, tiến hành san phẳng mặt hố bằng cách sử dụng đầm tay hoặc thiết bị đầm chuyên dụng hoặc phủ một lớp đá để tạo độ bằng phẳng cho nền hố.

  • Giai đoạn 4. Đổ bê tông lót rồi đổ móng

Đổ bê tông lót nhằm tạo độ bằng phẳng cũng như hạn chế sự thấm hút của móng. Sau khi tiến hành tất cả các công đoạn trên, ta tiến hành đổ bê tông định dạng kết cấu để hoàn thiện móng.

Nguồn tham khảo: https://nhadepktv.vn/tu-van-xay-dung/mong-don-la-gi.html

Check Also

Hướng ngôi nhà Phong Thủy Mang Lại Tài Lộc Cho khách hàng Tuổi Nhâm Tý 1972

Mục lục bài viết Giới thiệu về tuổi Nhâm Tý 1972Hướng nhà phong thủy cho ...

livecasino