Home / Tư vấn nhà đẹp / Chiều cao nhà theo thước lỗ ban hợp phong thủy và hợp lý

Chiều cao nhà theo thước lỗ ban hợp phong thủy và hợp lý

Chiều cao nhà theo thước lỗ ban được xem là yếu tố chính ảnh hưởng đến thiết kế của mỗi công trình nhà ở. Việc xác định chiều cao nhà phù hợp sẽ quyết định được sự thành công của mẫu thiết kế. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin bổ ích nhất về vấn đề này đến cho bạn.

I. Chiều cao nhà theo thước lỗ ban được xác định như thế nào?

Trước khi xác định chiều cao của trần nhà hoặc tầng nhà theo phong thủy khi bạn cần phải hiểu thế nào là chiều cao chuẩn

1. Chiều cao nhà theo thước lỗ ban dựa vào tài liệu

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng chiều cao nhà theo lỗ ban được tính là khoảng cách từ tầng 1 cho đến phần đỉnh cao nhất của hệ thống mái. Chiều cao tầng được xác định là khoảng cách cách giữa hai sàn nhà của tầng dưới đến tầng kế tiếp.

Tại một số khu vực, chiều cao tầng và chiều cao nhà sẽ bị phụ thuộc vào quy hoạch chung. Việc tính toán các chiều cao này luôn là vấn đề được nhiều gia chủ đầu tư nhiều và tính toán kỹ càng, sao cho vẫn hợp phong thủy mà không  vượt quá chiều cao quy định.

2. Chiều cao nhà theo thước lỗ ban một số thực tế

Phần lớn các gia chủ đều chọn chiều cao tầng nhà theo phong thủy cho các phòng thấp hơn chiều cao bình thường để tạo nên cảm giác gần gũi và ấm cúng trong gia đình.

Tuy nhiên cũng có nhiều người lại không thích như vậy, họ cho rằng chiều cao thấp hơn sẽ gây nên sự ngột ngạt, đè nén và nặng nề cho không  gian. Vì vậy, các gia chủ này thường nâng thêm chiều cao nhằm mang lại không gian thoáng đãng thoải mái và sang trọng hơn.

Nên thiết kế chiều cao tầng nhà theo phong thủy

Nên thiết kế chiều cao tầng nhà theo phong thủy

Bạn nên lưu ý không nên tăng chiều cao quá nhiều so với bình thường. Điều này sẽ khiến căn nhà trở nên trống vắng và lạnh lẽo hơn sơn rất nhiều. Đôi khi nó còn tạo cảm giác không an toàn cho người sử dụng.

Bài viết liên quan >> Phòng khách nhà ống có cầu thang

II. Xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban dựa trên thực tế
Cách xác định chiều cao tầng nhà dân dụng phù hợp dựa trên 6 yếu tố đã được chúng tôi tổng hợp cụ thể như sau:

1. Độ cao trần nhà theo quy định của Pháp luật là bao nhiêu?

Theo quy định của nước ta thì chiều cao nhà được xác định với kích thước như sau:

  • Chiều cao của nhà cấp 4 là 3m tính từ mặt sàn dưới lên đến nóc của mái nhà.
  • Độ cao trần tối đa là 3,4m, nhà có tầng 2 trở lên.
  • Độ cao trần tối đa là 3,5m, tính từ độ cao vỉa hè đến đáy của ban công, trường hợp ban công nhô ra ngoài khỏi ranh giới.
  • Độ cao trần tối đa 3,8m
  • Đối với đường lộ giới thấp hơn 3,5m thì bạn chỉ được phép xác định chiều cao nhà tính từ mặt sàn của tầng 1 cho đến sàn của tầng 2. Bạn sẽ không được làm tầng gác lửng cho ngôi nhà trong trường hợp này.
  • Độ cao trần tối đa là 5,8m: áp dụng với đường ranh giới từ 3,5m cho đến dưới 20m thì ngôi nhà được phép bố trí lửng. Tổng chiều cao tính từ sàn tầng 1 lên đến tầng 2 tối đa cho phép là 5,8m.
  • Với độ cao trần tối đa là 7m: Đối với đường lộ giới từ 20m trở xuống sẽ được phép bố trí gác lửng với tổng chiều cao từ tầng 1 lên đến tầng 2 tối đa là 7m.

2. Độ cao trần nhà hợp lý theo số bậc cầu thang

Bên cạnh việc có thể xác định độ cao trần nhà theo quy định, bạn còn có thể tính toán chiều cao trần nhà hợp lý theo số bậc thang.

  • Độ nghiêng của cầu thang từ khoảng 33 độ đến 36 độ sẽ tương ứng chiều cao bậc cầu thang là 165mm đến 180mm. Chiều cao này sẽ giúp bạn di chuyển thuận tiện hơn rất nhiều. Trẻ em trong gia đình bạn cũng sẽ dễ dàng bước lên xuống.
  • Số bậc thang trong nhà thông thường sử dụng những số đẹp như sau: 13 bậc, 17 bậc thang, 21 bậc, 25 bậc theo quan niệm của phương Đông là Sinh – Lão – Bệnh – Tử.

Số bậc cầu thang có thể quyết định chiều cao trần nhà

Số bậc cầu thang có thể quyết định chiều cao trần nhà

  • Nếu bạn có ý định xây nhà từ 2 tầng trở lên thì chiều cao nhà theo thước phong thủy dựa vào các tầng sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ.
  • Đối với ngôi nhà có cầu thang bộ có diện tích nhỏ thì không nên thiết kế các tầng với chiều cao quá lớn. Điều này sẽ khiến góc nghiêng của cầu thang quá lớn gây ra khó khăn, nguy hiểm mỗi khi di chuyển, đi lại giữa các tầng.
  • Đối với trường hợp nhà diện tích tương đối nhỏ có mặt tiền hẹp, chiều cao phòng không nên thay đổi nhiều so với tiêu chuẩn. Bạn chỉ nên thống nhất các tầng với cùng 1 độ cao khoảng 3m là thích hợp nhất.

Tuy nhiên, việc xác định trần nhà cao bao nhiêu là vừa cũng cần quan tâm đến một số lưu ý sau:

  • Ngôi nhà có diện tích hẹp sẽ khiến số bậc cầu thang bị hạn chế. Vì vậy, để có được công năng sử dụng sao cho hợp lý nhất thì độ nghiêng của cầu thang nên phù hợp với chiều cao nhà thấp. Thông thường các gia chủ sẽ ưu tiên chọn từ 3m – 3,25m.
  • Trường hợp nhà có mặt tiền rộng khoảng từ 4,5m trở lên, bạn nên chọn chiều cao các tầng nhà hợp lý trong khoảng 3,2m đến 3,4m.

3, Độ cao trần nhà theo yếu tố tiết kiệm năng lượng

Nhiều chuyên gia thiết kế khẳng định một ngôi nhà đẹp thôi chưa đủ, nó còn phải đáp ứng được chức năng tiết kiệm năng lượng cho gia chủ. Chiều cao trần càng thấp thì năng lượng sử dụng cho máy lạnh càng giảm.

Bởi lẽ các thiết bị này sẽ không cần tốn quá nhiều thời gian làm mát để lan tỏa đi hết không gian. Đây cũng là vấn đề cần được gia chủ cân nhắc thật kỹ trước khi chọn lựa chiều cao của ngôi nhà.

4. Xác định chiều cao tầng nhà hợp lý theo yếu tố kiến trúc

Mỗi một không gian sẽ đem lại cho con người những cảm giác khác nhau. Với một ngôi nhà có chiều cao trần tương đối thấp nhưng không gian nhỏ thì bạn sẽ thấy vô cùng ấm cúng và an toàn.

Nhưng cũng với độ cao trần như vậy và áp dụng với không gian rộng lớn thì bạn sẽ không tránh khỏi việc cô đơn, lạnh lẽo và trống trải. Vì vậy, bạn cần có sự tư vấn chi tiết của các kỹ sư lành nghề để xác định chiều cao mỗi tầng, trần các phòng.

Mục đích chính là để nâng cao tính thẩm mỹ và đảm bảo được những tính năng cần thiết của ngôi nhà. Ngoài ra, các kỹ sư sẽ đem đến cho bạn những số liệu chuẩn theo phong thủy nhất mà có thể bạn chưa biết rõ.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo các thông số sau đây:

  • Không gian phòng khách là nơi đoàn tụ các thành viên và cũng là không gian để tiếp khách. Vì vậy, phòng này cần có sự thông thoáng nhất so với những căn phòng khác, vị trí này nên có chiều cao trần nhà cao nhất và dao động trong khoảng từ 3,6m đến 5m.
  • Phòng thờ rất cần sự tôn nghiêm, là nơi thường xuyên thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì vậy, chiều cao của căn phòng này không thể thấp hơn những phong thường trong nhà.

Chiều cao trần thấp mang lại cảm giác ấm áp

Chiều cao trần thấp mang lại cảm giác ấm áp

  • Những căn phòng như phòng bếp, phòng sách, phòng ngủ luôn cần cảm giác ấm cúng nên chiều cao nhà thường chỉ trong khoảng 3m đến 3,3m.
  • Bạn có thể tiết kiệm tối đa diện tích của các phòng tắm, kho, nhà để xe với chiều cao vừa đủ. Bởi lẽ tần suất sử dụng các phòng này tương đối ít, có thể tận dụng những không gian nhỏ từ 2,4m đến 2,7m để thiết kế.

5, Lựa chọn độ cao trần phù hợp theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình

Tùy vào mức độ cần thiết và công năng sử dụng mà bạn nên lựa chọn tính toán chiều cao tầng nhà phù hợp. Những ngôi nhà có chiều cao và không gian càng rộng lớn thì khả năng tiêu thụ điện năng càng lớn.

Thông thường những mức cơ bản như sau sẽ được nhiều người sử dụng nhằm tiết kiệm tối đa lượng điện tiêu tốn:

  • Phòng thấp với chiều cao 2,4m cho đến 2,7m.
  • Phòng tiêu chuẩn thường cao từ 3m đến 3,3m.
  • Phòng cao có chiều cao 3,6m đến 5m.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể căn cứ vào chế độ quy hoạch của khu vực sinh sống, khí hậu, địa hình và công năng sử dụng để chọn chiều cao chuẩn nhất cho căn nhà. Điều này sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được tối đa chi phí cho việc tiêu thụ năng lượng.

6. Chiều cao nhà theo thước lỗ ban – Độ cao trần nhà hợp lý theo khí hậu

Khí hậu là một yếu tố tác động mạnh đến việc tính toán chiều cao theo kích thước lỗ ban. Với mỗi vùng miền sẽ có những thiết kế đặc trưng riêng sao cho thích hợp nhất với điều kiện khí hậu ở địa phương. Bạn có thể tham khảo những thông tin cụ thể dưới đây:

Có rất nhiều những ngôi nhà thuộc những khu vực có khí hậu khắc nghiệt hoặc có hướng nhà xấu, phải chịu tác động trực tiếp của thời tiết. Để giải quyết vấn đề thì gia chủ phải sử dụng thường xuyên các thiết bị làm mát như quạt, máy lạnh, điều hòa…để giải tỏa cái nắng nóng, oi ả của mùa hè.

Những thiết bị làm mát được sử dụng rất phổ biến vào mùa hè trong các gia đình. Tuy nhiên, nó có nhược điểm lớn nhất là tiêu tốn khá nhiều năng lượng điện. Hơn thế nữa, vào mùa đông bạn sẽ cần đến máy sưởi và điều hòa làm ấm.

Bài viết liên quan >> Kích thước cổng nhà theo lỗ ban

Những căn phòng có chiều cao không quá cao sẽ giúp bạn tiết kiệm được điện năng tối đa. Vì vậy, chiều cao tầng nhà hợp lý thường trong khoảng từ 3m đến 3,m với những nơi khắc nghiệt nhằm khắc phục tối đa sự bất tiện mà thời tiết gây ra.

Ngược lại những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành có thể thiết kế chiều cao nhà từ 3,6m đến 4,5m. Bởi lẽ những khu vực này không quá lo lắng về việc phải sử dụng nhiều điện năng mà điều sẽ mang lại không gian thông thoáng, dễ chịu cho bạn khi sử dụng chính là khí hậu mát mẻ tự nhiên bên ngoài.

Qua những thông tin trên bài viết cho thấy, không gian mà bạn sinh hoạt sẽ quyết định phần lớn số liệu chiều cao nhà theo thước lỗ ban. Bên cạnh đó, mục đích mà bạn sử dụng cũng góp phần để chọn lựa kích thước hợp lý nhất có thể. Hy vọng bạn sẽ chọn được kích thước chuẩn nhất cho tổ ấm.

Check Also

Hướng căn nhà Hợp Phong Thủy Tuổi Canh Tuất 1970 Cho Nam Mạng Và Nữ Mạng

Trong phong thủy, việc chọn hướng ngôi nhà là một yếu tố quan trọng giúp ...

livecasino