Móng băng là một trong những loại móng dễ thi công mà lại không tốn quá nhiều kinh phí. Tuy nhiên, dựa vào quy mô xây nhà và địa hình đất mà chủ đầu tư lựa chọn loại móng cho phù hợp. Để xem móng băng có phù hợp với công trình nhà mình hay không; Thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đòi hỏi phải nắm bắt được những kiến thức cơ bản về móng băng? Ưu nhược điểm, cấu tạo hay Kĩ thuật thi công móng băng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Đôi nét về móng băng
Là loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường của ngôi nhà. Thường có dạng một dải dài độc lập hoặc giao với nhau. Tác dụng là đỡ cột, hàng cột. Móng băng có thể được xây dựng dưới các dạng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
Để đảm bảo nhà có cấu tạo móng băng hợp lý. Ngay từ giai đoạn thiết kế đến khi triển khai phải tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật. Nếu không sẽ xảy ra những sai sót trong thi công; Làm công trình nhanh chóng bị lún sau một thời gian sử dụng.
Giữa móng bè, móng đơn và móng băng thì theo KTS; Móng băng vẫn là loại được sử dụng nhiều nhất trong các công trình nhà ở dân dụng hiện nay.
Móng băng được phân chia theo phương hoặc theo độ cứng. Nếu theo phương sẽ có 2 loại dưới đây:
– Móng băng 1 phương: Móng chỉ có 1 phương gồm những đường song song theo chiều ngang hoặc dài của dự án.
– Móng băng 2 phương: Những đường móng ngang dọc cắt nhau như các ô bàn cờ.
Nếu phân theo độ cứng sẽ phân thành 3 loại như sau:
– Móng cứng
– Móng mềm
– Móng hỗn hợp
Cấu tạo móng băng
Móng băng cấu tạo gồm 3 lớp: lớp bê tông lót, bản móng và dầm móng. Kích thước và độ dày của mỗi thành phần phụ thuộc vào vật liệu thép sử dụng và độ cứng của nền đất.
Kích thước bản móng phổ thông: (900-1200)x350 (mm).
Kích thước dầm móng phổ thông: 300x(500-700) (mm).
Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.
Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.
Ưu điểm
Độ lún đều hơn móng đơn và giúp giữ vững tường, cột trong quá trình xây dựng; Cũng như trong thời gian sử dụng sau này.
Tải trọng chịu lực của móng lớn nên ngôi nhà không sợ lún. Thậm chí, tình trạng nứt tường sẽ không xảy ra sau một thời gian dài sử dụng. Nhà dưới 4 tấm sử dụng móng băng sẼ khá là an toàn.
Nhược điểm
Chiều sâu chôn móng nhỏ nên độ ổn định, chống trượt, lật của móng kém. Các lớp đất ở phía trên có sức chịu tải kém. Nên sức chịu tải của phần nền móng sẽ kém đi. Chỉ có thể sử dụng cho các công trình nhỏ. Móng băng không thi công được trên các mô đất có nền địa chất bùn yếu, hay không ổn định.
Kĩ thuật thi công móng băng
Quy trình thi công
Bước 1: Giải phóng mặt bằng
Móng có được làm đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác giải phóng mặt bằng. Chuẩn bị nguồn nhân công, trang thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng. Kỹ sư cần thông thạo cách tính nhanh tải trọng truyền xuống móng. Lựa chọn xi măng, cát, đá, thép… có chất lượng đảm bảo, đồng thời, phải đầy đủ về số lượng.
Bước 2: San lấp mặt bằng
San lấp và công tác đất là bước tiếp theo sau giải phóng mặt bằng. Dọn dẹp mặt bằng sạch sẽ, san lấp mặt bằng sẽ giúp cho quá trình hoàn thiện móng được triển khai trong điều kiện tốt. Giúp đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng dự án.
Với công tác đất, kỹ sư cần xác định trục móng trên mặt bằng dự án. Dựa trên bản vẽ thiết kế, sau đó hướng dẫn công nhân đào móng theo trục. Sau khi hoàn tất công tác đào móng thì việc dọn dẹp vệ sinh cần được thực hiện ngay. Để đảm bảo khu vực móng thi công được khô ráo. Trường hợp, có mạch nước ngầm nhỏ hoặc bị ảnh hưởng của nước mưa làm móng ngập nước. Thì sử dụng máy bơm để hút nước ra hết, trả lại bề mặt khô ráo.
Bước 3: Cốt thép và bố trí thép móng băng
Cốt thép cần phải gia công theo đúng thiết kế. Thép cần được uốn nắn thẳng, có độ dẻo dai để dễ dàng uốn nắn phù hợp với công trình. Bề mặt thép cần sạch sẽ, không bị dính bùn đất, không có vẩy sát và các lớp gỉ. Khi lắp ráp cốt thép thì công nhân có thể sử dụng biện pháp cơ giới hoặc máy hàn. Tuy nhiên, cần lưu ý làm giảm nhiệt các mối hàn để không gây ra hiện tượng cháy cốt pha.
Bố trí cốt thép phải căn cứ vào phương của bản vẽ thiết kế. Nếu đặt sai phương chịu lực thì cả hệ thống kết cấu móng cũng bị ảnh hưởng theo.
Bước 4: Công tác cốp pha
Cốp pha được đặt theo lưới thép đã định hình trước. Sau đó, tiến hành lắp hệ thống ván khuôn cho quy trình đổ bê tông móng. Ván khuôn phải phù hợp và đáp ứng yêu cầu chất lượng với từng loại móng. Các cây chống cũng phải được kê trên những tấm ván dày tối thiểu 4cm. Nhằm tránh tình trạng bị xê dịch trong quá trình thi công.
Bước 5: Công tác đổ bê tông móng
Đây là công đoạn cuối cùng trong khâu làm móng băng. Khi tiến hành đổ cần làm đúng theo quy chuẩn xây dựng nhà ở. Đảm bảo bê tông được đổ vào móng đầy và chắc. Không được trộn lẫn rác vào bê tông.
Một số lưu ý khi thi công móng băng
Không phải tất cả các nền đất hay hầu hết các công trình đều có thể sử dụng móng băng. Móng băng có độ sâu dưới mặt đất khá nông nên tùy vào địa chất cũng như kết cấu của dự án; Mà quyết định có sử dụng móng băng hay không.
Khi căn nhà có tải trọng lớn thì không nên sử dụng móng đơn. Trong trường hợp này móng băng dưới cột là phù hợp hơn. Hoặc móng băng giao thoa giúp cân bằng độ lún, giảm áp lực và tăng sức chịu tải cũng là biện pháp thi công tốt để lựa chọn.
Chất lượng của móng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Móng kém sẽ dễ dẫn đến tình trạng sụt, lún, nứt tường, nứt móng, nhà bị nghiêng… Do đó, trước khi thi công, các kỹ sư cần khảo sát thực tế địa chất tại khu vực thi công. Sau đó quyết định chọn loại móng phù hợp và tiến hành bản vẽ thiết kế móng.
Nguồn: https://nhadepktv.vn/tu-van-xay-dung/mong-bang-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-mong-bang.html