Trong thiết kế xây dựng nhà đẹp, lanh tô là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều. Nhưng với những ai ít am hiểu về lĩnh vực kiến trúc thì chắc hẳn còn khá xa lạ. Chỉ đến khi có dự định xây nhà thì mới bắt đầu tìm hiểu: Lanh tô là gì? Gồm những loại lanh tô nào và chi tiết cấu tạo ra sao? Tất cả những điều này sẽ được maunhadepktv.com giải đáp ngay sau đây.
Đôi nét về lanh tô là gì?
Lanh tô là bộ phận dầm tường dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa đi. Tạo nên những lỗ cửa trên mặt tường. Đa phần cấu kiện lanh tô là bê tông cốt thép. Được thiết kế đổ tại chỗ nếu khẩu độ cửa lớn. Hoặc được đúc sẵn và chỉ việc đặt thẳng lên vị trí khi khẩu độ nhỏ.
Lanh tô có khá nhiều loại, tùy khẩu độ khác nhau, tải trọng khác nhau, hình dáng khác nhau mà chọn lanh tô phù hợp.
Phân loại và chi tiết cấu tạo của từng loại lanh tô
1. Lanh tô gỗ
Sử dụng gỗ hồng sắc nhóm 4 hoặc 5. Hai đầu quét hắc ín chôn vào tường. Loại lanh tô này được sử dụng nhiều trong các công trình nhà cấp 3, nhà 3 gian ngày xưa. Hiện nay ta bắt gặp chủ yếu ở vùng núi, những nơi có nguồn gỗ tự nhiên dồi dào. Bên cạnh đó thì gỗ hồng sắc có chi phí cao và độ bền không thể sánh được so với các vật liệu khác như bê tông cốt thép, thép, gạch…
2. Lanh tô gạch
Loại này được đánh giá về lực chịu nén, không có lõi thép. Nhưng nhược điểm là tốn nhân lực để thi công, bỏ ra nhiều cốp pha để thi công. Nó được chia thành 3 loại là: cuốn thẳng và cuốn vành lược.
– Lanh tô cuốn vành lược
Rất tốt nếu kết hợp cho lỗ cửa có chiều rộng trong khoảng từ 1,5m – 1,8m. Dùng vữa mác thì chiều cao đạt được có thể từ ½ đến 2 gạch.
Hình dáng của loại này ở dạng 1 đoạn cung tròn, bán kính nhỏ nhất bằng khoảng ½ chiều rộng lỗ cửa. Khi đó gạch xây sẽ có độ cong lớn nhất và phải dùng đến gạch xiên góc.
– Lanh tô cuốn thẳng
Là loại lanh tô thích hợp cho khẩu độ cửa đến 1,25m. Loại lanh tô cuốn thẳng này khi xây gạch được xây theo kiểu nghiêng 2 bên, viền ở giữa sẽ xây thẳng đứng. Ở khẩu độ lỗ cửa rộng khoảng 1,25m sẽ phù hợp với lanh tô cuốn thẳng.
3. Lanh tô gạch cốt thép
Đây là loại Lanh tô sử dụng gạch thông thường kết hợp vữa xi măng cát. Nhưng phải dùng loại vữa xi măng cát mác 50. Ở phần trên của cốp pha phải phủ 1 lớp vữa dày 2-3cm. Ở giữa đặt thép tròn đường kính d = 6mm hoặc thép bản 20x1mm. Cuối cùng sẽ đặt thanh thép tròn hoặc thép bản để hỗ trợ chịu lực.
Cứ 1/2 gạch thì cho đặt 1 cốt thép (uốn cong cốt thép vào tường với độ sâu ít nhất 1 gạch). Bạn có thể thấy, loại này chỉ dùng cho những lỗ cửa có chiều rộng nhỏ nhất từ 2m. Khi đó trọng tải lanh tô càng lớn thì chiều rộng của cửa lớn 2m thì phải có sự tính toán lại và tuân theo quy định phù hợp.
4. Lanh tô bê tông cốt thép
– Đổ tại chỗ: Thường có chiều rộng bằng chiều rộng của tường. Chiều dày và số lượng cốt thép trong lanh tô do tính toán quyết định. Khi tường lớn hơn một gạch thì chiều rộng lanh tô không cần bằng chiều rộng của tường. Lúc này lanh tô có thể có tạo hình chữ L. Trường hợp sàn đổ tại chỗ khi độ cao của lanh tô và độ cao của sàn gần bằng nhau thì có thể kết hợp đổ sàn và lanh tô làm một.
– Đúc sẵn: Có kích thước bề rộng bằng bội số của kích thước 1/2 viên gạch làm tiêu chuẩn. Độ cao = độ dày của 1, 2, 3 hàng gạch xây.
5. Lanh tô thép
Trọng lượng nhẹ, vượt được khẩu độ lớn, thường dùng thép hình. Loại này không được dùng phổ biến vì nó không thực sự cần thiết mà lại có giá thành cao.
>>> Bạn đọc quan tâm:
Theo: https://nhadepktv.vn/tin-tuc-kien-truc/lanh-to-la-gi-phan-loai-lanh-to.html