Sê nô được hiểu là một máng hứng nước từ mái nhà đổ xuống. Kích thước của sê nô sẽ phụ thuộc vào khẩu độ của mái và lượng nước mưa. Tiết diện của sê nô thường là chữ U. Sê nô mái được sử dụng rất nhiều trong các công trình nhà ở nông thôn ngày xưa. Nhằm mục đích hứng nước mưa để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống. Khi chưa có nước sạch để sử dụng như ngày nay.
Phân loại sê nô
Được phân làm 2 loại với công dụng và chức năng giống nhau:
– Sê nô âm tường: Không thể quan sát bằng mắt thường vì được thiết kế nằm âm bên trong mái nhà. Nếu xét về tính thẩm mĩ thì loại này được lựa chọn nhiều hơn. Vì vừa đẹp lại vừa bền do không phải tiếp xúc với nắng mưa. Nhược điểm là khó khăn trong việc sửa chữa.
– Sê nô lộ tường: Có thể quan sát bằng mắt thường, được sử dụng cho các thiết kế nhà ở lên tầng. Vì nằm lộ tường nên việc sửa chữa, bảo trì sẽ dễ dàng hơn. Nên quét dầu hắc chống thấm để tăng tuổi thọ của seno khi sử dụng.
Ưu điểm của sê nô mái
Seno thường được làm bằng ống nhựa, tôn hoặc kẽm. Ngày nay còn được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Sê nô có giúp hứng nước mưa cực kì hiệu quả, thoát nước nhanh. Ngoài ra thì với các loại máng mạ kẽm còn có tác dụng về mặt thẩm mỹ.
Khi sê nô được làm bằng bê tông cốt thép sẽ cực kỳ chắc chắn, giảm thiểu tối đa nguy cơ hỏng hóc. Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và ngoại cảnh.
Tổ chức thoát nước và cấu tạo của mái dốc
Nước mưa trên mái dốc sẽ được chảy dồn xuống các seno có cấu tạo từ tôn tráng kẽm. Từ đó, chảy xuống các ống thu đứng và xuống đất.
Cấu tạo của mái dốc là mái đua và tường chắn mái
Mái đua: Dùng để bảo vệ tường khỏi bị ẩm ướt, che mưa, che nắng. Tùy theo yêu cầu cụ thể mà đầu mái đua làm thành diềm mái hoặc seno, bên dưới mái đua có thể làm trần.
Viên ngói chỗ diềm mái đua ra 30 – 50mm để nước dễ chảy xuống. Trần mái đua thường làm bằng trần vôi rơm có cấu tạo giống như trần nhà.
Để tiết kiệm chi phí có thể đóng lati, không cần trát, đóng gỗ hoặc sử dụng các loại vật liệu khác. Diềm mái đua dày 25 – 30mm, độ cao thường 200 – 300mm.
Tường chắn mái:
Tại mặt ngoài chu vi ta thường xây một bộ phận gạch lên cao để che bớt mái gọi là tường chắn mái. Sê nô nằm ở phía bên trong tường này và được làm bằng tôn chạy dọc theo chân tường chắn mái. Mặt trong tường chắn mái và sê nô cần trát xi măng theo tỷ lệ 1 : 3 và đánh màu.
Tổ chức thoát nước và cấu tạo của mái bằng
Với các công trình nhà đẹp mái bằng thì hệ thống thoát nước mưa có thể bố trí nằm trong hoặc ngoài nhà. Ở những công trình nhà cao tầng, mái đua hẹp. Nước mưa trên mái sẽ được tập trung vào seno theo đường ống dẫn và chảy ra ngoài nhà.
Vị trí co dãn sê nô
Các khe co dãn của mái nhà phải được thiết kế tương thích với các khe co dãn của toàn bộ công trình. Với các bộ phận nhỏ, dài và mỏng thuộc mái nhà cần bố trí khe co dãn với khoảng cách từ 8-12m. Cần phải đảm bảo kỹ thuật cho các khe co dãn và sử lí chống thấm dột đúng phương pháp.
Vị trí khe lún sê nô
Khe lún tách công trình nhà đẹp từ móng đến mái đua, đối với mái dốc. Lớp bê tông phải được đổ dốc gờ dọc suốt khe lún dày 30 – 40 cm, cao 100. Rồi xây gạch hai phía khe lún tạo bờ. Trên bờ gạch đậy mũ khe lún bằng bê tông cốt thép chắc chắn.
Nếu nhà hai bên khe lún cao thấp khác nhau thì lớp bê tông của mái phía thấp cũng phải làm gờ cao lên 100. Phía trên được đóng tôn che suốt dọc gờ này.
Bài viết liên quan:
Nguồn: https://nhadepktv.vn/tin-tuc-kien-truc/se-no-la-gi.html